Cố Đô Hoa Lư – Ninh Bình, ngoài truyền thống lịch sử anh hùng, thiên nhiên đẹp thơ mộng thì nét đẹp văn hóa Hoa Lư cũng rất đa dạng, phong phú.
Trải qua thời kì văn hóa Tràng An, tiếp theo là văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng thì Đại Cồ Việt là thời đại lớn của thứ hai của dân tộc Việt Nam với ba thời kì văn hóa khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân.
Đến thế kỷ X, khi nhà nước bước vào thời kì tự chủ lâu dài thì văn học dân tộc cũng bắt đầu phát triển và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Đến năm 970, ông ra hành lệnh cho đúc tiền đồng, đây cũng là tiền tệ đầu tiên của đất nước ta, nó cũng đặt nền móng đầu tiên cho nền tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ năm 976, mối giao thương của Đại Cồ Việt bắt đầu phát triển bắt đầu bằng việc nước ngoài dâng tặng những sản vật quý hiếm từ đất nước của mình.
Sau sự kiện năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra một triều đại mới cho dân tộc ta. Và từ thời kì này, sự nghiệp ngoại giao của đất nước cũng bắt đầu phát triển, khiến tạo nên một nền văn hóa Thăng Long. Thời nhà Lê cũng bắt đầu quan tâm đến nông nghiệp và thủ công nghiệp của đát nước. Từ đây rất nhiều công trình nông nghiệp được mở ra khuyến khích việc tăng gia sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Cũng trong thời đại này, việc ngoại giao của đất nước được chú trọng hơn, Lê Hoàn chính là người mở đầu, xác lập nên những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt.
Cũng trong thời kỳ văn hóa Hoa Lư, bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam được ra đời. “Nam quốc sơn hà” được coi là một kiệt tác văn chương được sáng tác bởi Lý Thường Kiệt. Bài thơ với ngôn ngữ giản dị, thâm thúy mà vẫn đậm nét chính luận về vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Đây cũng là bản tuyên ngôn hòa bình đầu tiên của dân tộc ta, chính là mốc khai sáng cho nền văn học Việt Nam.
Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư là nơi khởi nguồn, sản sinh ra nhiều văn hóa thuần Việt. Kinh đô Hoa Lư còn được coi là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam. Đây cũng chính là nơi sản sinh ra nghệ thuật chèo nổi tiếng của Việt Nam mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân thời nhà Đinh.
>> xem thêm: lịch sử Cố đô Hoa Lư