Một trong những trò chơi trong lễ hội tại Cố đô Hoa Lư, cờ lau tập trận là một trò chơi dân gian thể hiện sự tự hào về lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước.
Trò chơi tập trận cờ lau được bắt nguồn từ một lịch sử của vị vua Đinh Tiên Hoàng. Năm lên 12 tuổi, ông đã biết dùng những bông lau để tập trận. Ngày nay, cờ lau tập trận là một trong những trò chơi dân gian được trẻ con thường chơi. Mô phỏng lại cách đánh trận và bố trí trận đánh, đồng thời đây cũng là trò chơi giúp những đưa trẻ biết về cách bày binh bố trận của ông cha ngày xưa. Và hơn thế, đây còn là trò chơi thể hiện sự tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của ông cha ta ngày xưa.
Ngoài phần “lễ” (rước, tế, lễ…) có phần “hội” (diễn xướng, trò chơi, cuộc đấu…) như: kéo chữ, chọi gà, đấu vật, múa quạt, cờ người, đu quay… Bên cạnh những trò chơi dân gian đặc sắc này, tập cờ lau luôn thu hút sự quan tâm của cả du khách cũng như người dân địa phương. Cờ Lau tập trận từ lâu đã trở thành nét văn hóa đẹp trong lễ hôi Cố đô Hoa Lư.
Theo một số tài liệu có ghi chép lại thì tập trận cờ lau có tại Lề hội Trường Yên từ khoảng năm 1940. Ban đầu, đây chỉ là cuộc diễn tập để kể về cuộc tập trận cờ lau của Đinh Bộ Lĩnh, về sau nó mới phát triển thành một trò chơi dân gian không thể thiếu trong lề hội ở Hoa Lư Ninh Bình. Từ đó mà lễ hội Trường Yên không năm nào thiếu vắng tiết mục này.
Tiết mục tập trận cờ lau ban đầu vốn là một lễ tiết, mà về sau đã trở thành một trò diễn dân gian được trẻ em thực hiện. Đến nay, các vị bô lão ở Hoa Lư Ninh Bình đều cho rằng :tập trận cờ lau là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh (tức Đinh Bộ Lĩnh) cũng trẻ em cùng trang lứa chơi trò tập trận bằng những bông lau.
Trò chơi thường diễn ra ở chân núi Mã Yên, phía trước cổng đền vua Đinh. Đội quân thông thường gồm khoảng 50-60 thanh thiếu niên ở độ tuổi 13 đến 16, là người dân địa phương. Sau khi được chi thành 2 phe, mỗi phe có dùng một màu áo trắng và đỏ. Tướng Đinh Bộ Lĩnh mặc áo đỏ, đầu đội mũ bình thiên, tay cầm kiếm, tay cầm cờ lau và cưỡi trâu. Tại lễ hội, trâu được làm từ khung tre, giấy và nhựa sơn,… Hai toán quân đều có ý nghĩa tượng trưng độc đáo. Một bên là nghĩa sĩ do Đinh Bộ Lĩnh dẫn đầu, bên kia là đội quân của thông khác.
Trò chơi tập trận cờ lau đã trở thành một phần không thể thiếu trong lễ hội Trường Yên-Cố đô Hoa Lư, tái hiện lại lịch sử dánh đuổi giặc bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.
xem thêm >> https://ninhbinhtravel.net/le-hoi-truong-yen.html