Lễ hội đền Trần Ninh Bình

Lễ hội năm nay khai mạc sáng 6/5 với nhiều nội dung phong phú, đặc sắc như lễ dâng hương, rước kiệu và rước chân nhang từ đền Trần về đền Suối Tiên; lễ rước nước và nghi lễ dâng hương tại đền Suối Tiên và Hành cung Vũ Lâm, thể hiện những ước muốn của người dân cầu mong trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người hạnh phúc.

Lễ hội khởi đầu bằng màn rước vượt qua 5km đường thủy, xuyên qua 11 hang động trên dòng sông Sào Khê. Sau đó, đoàn rước chia làm hai, một nửa tiếp tục hành trình dưới sông cập bến đò đền Trần, nửa còn lại lên bờ vượt qua 3 quả núi với chiều dài khoảng 3km để cùng nhau hội tụ tại sân trước đền Trần, đồng cử hành các nghi thức tế lễ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Độc đáo Lễ hội Thánh Quý Minh

Độc đáo Lễ hội Thánh Quý Minh

Ngay sau khi Lễ hội Cố đô Hoa Lư diễn ra từ ngày 6 đến 8/3 âm lịch, người dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nói riêng và hàng nghìn du khách thập phương nói chung lại nô nức trở về tham dự Lễ hội đền Trần, hay còn gọi là Lễ hội Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, được tổ chức vào ngày 18/3 âm lịch hàng năm.

Tương truyền, đền thờ Đức Thánh Quý Minh Đại vương được vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào thế kỷ thứ 10, với mong muốn mượn uy danh của Ngài để trấn theo 4 hướng Đông-Tây-Nam-Bắc. Phía Đông có tượng Phật A Di Đà được thờ ở núi Cánh Diều. Phía Tây có đền thờ Thánh Cao Sơn ở khu tâm linh núi chùa Bái Đính. Phía Bắc có đền thờ Trấn Vũ Thiên Tôn. Phía Nam thờ Đức Thánh Quý Minh Đại vương.

Đền Trần và Hành cung Vũ Lâm nằm trong vùng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An thuộc địa bàn 4 xã Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Xuân, Ninh Vân (huyện Hoa Lư). Đây từng là căn cứ địa của các vua thời đầu nhà Trần cùng bề tôi củng cố lực lượng, rèn khí luyện binh chờ thời cơ phản công đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, giải phóng nước Đại Việt. Nơi đây còn gắn liền với sự kiện các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang đạo Phật.

Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đã nhường ngôi cho con và trở về Hành cung Vũ Lâm lập chùa, đền Trần và đền Suối Tiên để online casino tu hành. Đây cũng là nơi xuất gia tu hành đầu tiên của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thời gian vào khoảng tháng 7 năm Giáp Ngọ 1294.

Hiện tại, đền Trần nằm dưới mái đá trong một thung lũng nhỏ, được vây kín chung quanh bởi các dãy núi đá vôi dựng đứng thuộc vùng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Theo đánh giá của phó giáo sư-tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, ngoài việc thu hút số lượng lớn người dân đến hành lễ cầu may, đền Trần còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp của các điêu khắc trên hệ thống cột đá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ 20. Các cột đá chạm nổi hình tượng cá chép hóa rồng, đại bàng trên núi, văn phòng tứ bảo, cầm kỳ thi họa, mai-lan-cúc-trúc, liên-áp (sen-vịt) là những chủ đề cầu phúc phổ biến thời phong kiến. Điều đáng nói là lối điêu khắc trên đá được thể hiện ở đền Trần vừa trau chuốt, vừa giản dị, linh hoạt, mang sắc thái đặc trưng.

Trước đó, tại khu vực thung đền Trần, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện thấy dấu tích của một nền đất đắp hình chữ nhật, có tên là Nền Đình nằm ở giữa thung lũng. Cách đó vài trăm mét, về phía tây nam của Nền Đình là khu vực Lò Gốm. Một số mảnh gốm men trắng có thể thuộc thời Lê Trung Hưng cũng đã được đoàn khảo sát thu lượm. Trong quá trình khai quật và khảo sát các địa điểm có dấu tích văn hóa tiền sử, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện các địa điểm xuất lộ gốm, gốm men và đồ sành. Từ các nguồn tư liệu trên, theo phó giáo sư tiến sỹ Tống Trung Tín, có thể thấy khu vực thung đền Trần đã được sử dụng và khai thác vào nhiều thời kỳ lịch sử và là khu vực có tiềm năng nghiên cứu cũng như phát triển du lịch rất cao.

Đền Trần trong Khu sinh thái Tràng An linh thiêng và cổ kính

Đền Trần trong Khu sinh thái Tràng An linh thiêng và cổ kính

 

Từ các kết quả khảo sát và nghiên cứu về giá trị Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An nói chung, khu vực thung đền Trần và đền Trần nói riêng, có thể thấy các lợi thế thiên nhiên vùng Tràng An-Ninh Bình đã được con người xưa và nay tận dụng và phát huy trong mọi điều kiện thực tế và cho nhiều mục đích khác nhau. Nguồn tư liệu đa dạng còn lưu giữ trong khu vực này có giá trị rất lớn cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực sử học, dân tộc học, xã hội học và tôn giáo của cộng đồng dân cư nơi đây trong thời gian tới./.

Nguồn: TTXVN / vietnamtourism.gov.vn

 

Lễ hội đền Trần Ninh Bình
5 3270 người xem
Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *